Giỏ hàng

Quy Trình Bảo Dưỡng Đàn Piano Cơ

QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG ĐÀN PIANO CƠ CŨ

I. Đàn Piano cơ nguyên bản khi vừa mới được nhập về từ Nhật Bản.

(Tình trạng phía dưới thường gặp ở một số mẫu đàn đã qua sử dụng nhiều năm)

+ Nắp bàn phím có màu trắng đục do bụi bẩn bán khá dày và do vậy vết nứt bên dưới có thể sẽ không nhìn thấy được.
+ Sự đổi màu của Pedal
+ Các khuôn chữ thương hiệu và chi tiết đồng đã bị đổi màu do oxi hóa
+ Các hạt Pin (hay còn gọi là chốt) đã bị gỉ. Thanh áp điều chỉnh cũng đã bị xỉn màu do bụi bẩn bám vào.
+ Mặt dưới của Phím và các hạt màu xanh lá điều chỉnh độ sâu của phím cũng đã bị hao mòn. Đây chính là 1 trong nguyên nhân dẫn đến việc Phím đàn phát ra tiếng ồn và tạo ra nhiều tạp âm xấu cho tiếng đàn.
+ Hộp đàn ở phần dưới cũng có vô vàn những bụi bẩn bám vào, và kể các các loại côn trùng trụ ngụ ở trong đó.
+ Vô vàn các chi tiết máy từ bên trong cần được bảo dưỡng lại hoàn toàn.

Xem thêm:

II. Các công đoạn vệ sinh và bảo dưỡng đàn

Bước 1. Làm sạch Pin đàn và thanh điều chỉnh áp lực

Đây là công đoạn đầu tiên cho việc băt tay vào vệ sinh bảo dưỡng đàn. Các Pin đàn cần được làm sạch  bằng các loại bỏ rỉ sét và làm mát cho pin. Đồng thời dùng sáp vệ sinh chuyên dụng để làm sạch thanh áp điều chỉnh.

Bước 2. Thay các hạt điều chỉnh độ sâu bàn phím

Do sự hao mòn của thời gian và các loại côn trung phá hoại mà các hạt xanh lá đã hư hỏng nhiều, cần phải thay mới để tạo nên 1 bàn phím Piano cân bằng nhất.

Bước 3. Vệ sinh máy ở phần dưới của hộp đàn.

Hộp dưới của đàn gồm các chi tiết về dây đàn, hệ thông pedal và chỗ lắp đặt ống sấy. Đây cũng là địa chỉ của nhiều loại côn trung trú ẩn cần được xử lý sạch và phun dung dịch ngăn chặn côn trùng tìm đến.

Bước 4. Làm sạch hệ thống pedal.

Ngoài các bàn đạp thì pedal cũng có 1 hệ thống các chi tiết kết nối với máy. Vì vậy cần phải vệ sinh làm sạch và bảo dưỡng để đảm bảo pedal hoạt động nhanh nhạy không bị kẹt.

Bước 5. Vệ sinh bảo dưỡng máy của đàn, búa đàn

Bộ máy của đàn Piano cần được vệ sinh bảo dưỡng định ký 1 năm 1 lần. nếu không sẽ dẫn đến việc kẹt phím, phím không phát ra âm thanh. Trong bộ máy của đàn có hệ thống các chi tiết cần phải làm như dây giật, cần chỉnh, búa đàn, tất cả đếu được làm thủ công một cách kỹ lượng, vì vậy bặt buộc phải là kỹ thuật viên lâu năm kinh nghiệm mới có thể đảm nhận được công việc này. Sự nhanh nhạy, và êm ái trong từng phím đàn là quan tâm hàng đầu nhưng chăm sóc hệ thống máy móc lại là công đoạn cốt yếu.

Bước 6. Vệ sinh bộ phận phím đàn

Sau vệ sinh bảo dưỡng máy thì điều chúng tôi đặc biệt quan tâm tiếp theo là phím đàn. Một phần sự nhanh nhạy, êm ái và độ nong sâu của phím đàn được quyết định ở công đoạn này.
Vệ sinh làm sách phím đàn và thay từng miếng lót phím đòi hỏi sự tỉ mỉ. Cần loại bỏ những miếng dạ đã cũ, đã không còn tác dụng thay vào những miếng dạ mới để tạo nên độ chắc chắn của phím đàn.

Bước 7. Vệ sinh toàn bộ bề mặt bên ngoài của cây đàn.

Sử dụng kem chuyên dụng để làm sạch gỗ và bề mặt sơn của cây đàn. Để làm sạch được những vết bám lâu ngày cần  sử dụng máy đánh bóng và kem chuyên dụng.
Sau khi hoàn thiện các bước thì đây chính là

Bước 8. Lên dây đàn

Để lên dây đàn cần người kĩ thuật có kinh nghiệm lâu năm, tai nghe tốt. Đây cũng là bước rất quan trọng quyết định âm thanh cây đàn piano cơ

Bước 9. Hoàn thiện

Khi piano xong sẽ được lắp lại vị trí cũ và bọc cẩn thận nếu di chuyển

Piano Hà Nội tự hào là đơn vị Nhập Khẩu trực tiếp sản phẩm đàn piano từ Nhật Bản, với đội ngũ kĩ thuật có kinh nghiệm lâu năm, sẵn sàng phục vụ quý khách khi cần. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin dưới đây:

 

Hệ Thống Showroom Piano Hà Nội

Showroom 1 : Lô 18, Ngõ 1, Nguyễn Thị Định,Trung Hòa, Cầu Giấy, HN.

Showroom 2 : Số 28, Ngõ 118, Nguyễn Khánh Toàn, Quan Hoa, HN

Showroom 3 : Toà nhà EUROWINDOOW-27 Trần Duy Hưng

Tổng kho piano: Ngõ 300 Nguyễn Xiển, cạnh toà nhà ECO GREEN

Điện thoại : 02432636222 - 0985 982 949

Facebook Instagram Youtube Tiktok Top

Danh sách so sánh